fbpx
Tin tức, Đi đâu, Điểm đến hàng đầu, Các huyện và thành phố, Lên kế hoạch

Đầu xuân đến với nhưng lễ hội đặc sắc ở Hà Giang

Hà Giang không chỉ khiến du khách mê mẩn với những dãy núi trùng điệp, con đèo uốn lượn như dải lụa, ruộng bậc thang xanh ngát hay sắc hoa bạt ngàn mà còn được biết đến với nhiều lễ hội đặc sắc, độc đáo. Cùng ghé thăm mảnh đất vùng cao này trong những lễ hội đầu năm ở Hà Giang nhé!

Đến Hà Giang vào mùa xuân, bạn không thể bỏ qua những lễ hội độc đáo mang đậm nét văn hóa nơi vùng cao, mang hương sắc dân tộc… với mong muốn một năm mới gặp nhiều điều may mắn, mùa màng bội thu. Cùng điểm qua những lễ hội đầu năm ở Hà Giang để có một chuyến du xuân thêm thú vị nhé!

Lễ hội chợ tình Khâu vai

Có thể là hình ảnh về trẻ em, đang đứng và ngoài trời
Về Hà Giang dịp đầu xuân du khách sẽ được hòa mình vào Lễ hội chợ tình Khâu vai mỗi năm một lần duy nhất vào dịp 27/3 (âm lịch). Du khách được chìm đắm trong không khí tưng bừng náo nhiệt của lễ hội, ngây ngất trước khung cảnh núi non hùng vĩ, rạo rực trong tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn du dương, trầm bổng với tiếng khèn Mông, lời hát đối đáp tỏ tình của các chàng trai, cô gái Mông, Nùng, Giấy… Từ lâu đời cái xóm nhỏ heo hút ở vùng cao núi đá huyện Mèo Vạc mang tên Khâu Vai đã trở thành nơi hội tụ của những đôi trai gái tìm bạn tình, của đôi lứa yêu nhau, của cả những người đã từng yêu nhau mà không lấy được nhau. Nơi đây còn được gọi bằng cái tên thật đẹp “Chợ Phong lưu” một hiện tượng văn hoá đặc sắc hiếm có ở Việt Nam.

Lễ hội Cấp Sắc

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người và ngoài trời
Đối với người Dao, nhất là đàn ông người Dao, lễ cấp sắc là dấu mốc cực kỳ quan trọng. Dù đã già mà chưa làm lễ cấp sắc thì vẫn bị coi là trẻ con. Người đã qua cấp sắc thì dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào việc hệ trọng của làng, được giúp việc với thầy cúng và làm lễ cúng bái. Với người Dao, trải qua lễ cấp sắc thì mới biết được phải trái, có tâm có đức, khi chết mới được đoàn tụ với tổ tiên. Bởi vậy, nếu bỏ qua yếu tố tôn giáo tín ngưỡng thì lễ hội này còn mang tính giáo dục cao, qua những giáo huấn mà hướng con người đến cái thiện, không làm điều ác.
Đến Quản Bạ, Hà Giang vào mùa nông nhàn, tức là khoảng tháng 11 – tháng Giêng hàng năm, du khách đi du lịch Hà Giang có thể được xem lễ cấp sắc được diễn ra như nào.

Lễ Hội Lồng Tồng

Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang đứng và ngoài trời
Đến Hà Giang mùa xuân này bạn còn có thể tham gia Lễ hội Lồng Tồng Của Dân Tộc Tày, lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức vào những ngày đầu tháng giêng hàng năm của người dân địa phương để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ. Chính vì vậy, ngay từ sáng sớm bà con đồng bào dân tộc đã đến rất đông tham gia lễ hội.

Lễ hội Gầu Tào

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và ngoài trời
Đây là một trong các lễ hội đầu năm ở Hà Giang rất quan trọng của người Mông được diễn ra từ mùng 1 đến rằm tháng Giang. Mục đích của lễ hội là cầu phúc hay cầu mệnh. Nếu hội tổ chức ba năm liền, mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong vòng 9 ngày. Trong phần lễ có các nghi thức thể hiện bản sắc văn hoá của người Mông. Các vật cúng là thủ lợn, giấy tiền, ngô, thóc, rượu, xôi… Nghi lễ dựng cây Nêu được chú ý nhất của lễ hội Gầu Tào. Địa điểm tổ chức thường trên mô đất cao hoặc ngọn đồi. Đây là một nét đẹp văn hoá truyền thống đặc sắc của đồng bào người Mông ở Hà Giang.Tham gia các lễ hội ở Hà Giang không chỉ là dịp du khách được tìm hiểu về văn hóa vùng cao mà còn được thưởng thức những món ngon độc đáo nhân dịp xuân về.
Nguồn Hagiang.gov.vn
——————–
Liên hệ đặt tour và đặt vé:
Trung tâm TTXTDL Hà Giang
Số 200 Trần Phú, TP Hà Giang
Hotline: 0962252555 – 0913256566
#discoverhagiang
#ubuk #ubukdotcom #tanhuongkhibay
#chucmung #ngaythanhlap #quandoinhandan #vietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *