fbpx
Tin tức

Mở rộng liên kết phát triển du lịch gắn với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng văn và đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch

Hà Giang có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển du lịch. Phía Tây Bắc giáp Trung Quốc – thị trường lớn của du lịch Việt Nam, đồng thời là điểm kết nối quan trọng của vòng cung du lịch Đông Tây Bắc, tiếp giáp với các tỉnh có tiềm năng du lịch như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang. Những năm gần đây kinh tế – xã hội tỉnh Hà Giang đã có những bước phát triển toàn diện, cơ sở hạ tầng của tỉnh tiếp tục được đầu tư xây dựng và hoàn thiện đã tạo điều kiện cho du lịch Hà Giang có sự chuyển biến rõ rệt, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch đặc trưng của địa phương. Mạng lưới kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, các dự án đầu tư vào du lịch đã và đang được quan tâm, lượng khách du lịch trong nước và quốc tế  đến với Hà Giang tăng lên hàng năm, khai thác có hiệu quả các tiền năng du lịch.

Hiện nay toàn ngành VHTT&DL đang tập trung triển khai Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 16/02/2022 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến 2030; Kế hoạch số 248 – KH/UBND ngày 30/09/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang về kế hoạch Triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025 để đảm bảo hoàn thành mục tiêu Nghị Quyết 11-NQ/TU đề ra, đưa Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành khu du lịch cấp quốc gia vào năm 2030. Trong đó tập trung các quy hoạch chi tiết cho từng vùng, cụm không gian di sản địa chất, văn hóa gắn với các hoạt động du lịch. Hệ thống sản phẩm du lịch và dịch vụ trên toàn tỉnh và đặc biệt khu vực Công viên địa chất đã và đang tiếp tục được ưu tiên đầu tư với các hạng mục công trình nâng cấp điểm đến phố cổ Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú, dinh thự dòng họ Vương, chợ tình Khâu Vai, các làng văn hóa du lịch cộng đồng… đã tạo dựng thương hiệu du lịch đặc trưng cho tỉnh Hà Giang nói chung du lịch Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng.

Với mục tiêu Mục tiêu đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tể trọng điểm của tỉnh, thu hút trên 3 triệu lượt khách du lịch; tổng thu từ khách du lịch ước Định hướng đến năm 2030, Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là khu du lịch quốc gia; thu hút 5 triệu lượt khách du lịch; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 20.600 tỷ đồng, đóng góp 14,34% giá trị du lịch vào tổng sản phẩm trên địa bàn; tạo việc làm cho trên 20.000 lao động trực tiếp. Tỉnh đã và đang chú trọng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng theo hướng kết nối, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, khai thác các di sản, danh lam thắng cảnh đã được công nhận, các sản phẩm du lịch trên 3 không gian du lịch và duy trì tổ chức hiệu quả các lễ hội truyền thống, thông qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân (Lễ hội hoa Tam giác mạch, lễ hội chợ tình Khâu Vai, lễ hội ruộng bậc thang Hoàng Su Phì…). Lồng ghép với các cơ chế chính sách hiện hành của TW, của tỉnh và huy động từ các nguồn đầu tư thuộc các chương trình phát triển KT-XH, các chương trình mục tiêu, đề án, dự án của các Bộ, ngành TW, tổ chức phi chính phủ (như Helvetas, Pland) các đề án như: Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch; Kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch và thương mại; Đề án bảo tồn làng văn hóa truyền thống nâng cao chất lượng dịch vụ tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2025.

Với tiềm năng du lịch đa dạng, Cao nguyên đá Đồng Văn có thể hình thành nhiều chương trình sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc biệt là các chương trình du lịch ngắm phong cảnh thiên nhiên, du lịch sinh thái, mạo hiểm, du lịch lịch sử, văn hóa, tìm hiểu các lễ hội của đồng bào các dân tộc, thăm bản làng, trải nghiệm văn hóa chợ vùng cao. Đây là nét văn hóa khác biệt để tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo đối với thị trường khách du lịch quốc tế. Ngoài ra, tiếp tục mở rộng kết nối với các khu vực lân cận như: tuyến du lịch công Gâm, huyện Bắc Mê; Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng; Xây dựng các tour đi bộ trecking và nghỉ đêm tại các bản của đồng bào nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách, tạo điều kiện cho người dân tham gia làm du lịch và hưởng lợi, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa giữa khách du lịch với đồng bào dân tộc. Bên cạch đó, cần đẩy mạnh việc liên kết phát triển khu kinh tế cửa khẩu nằm tiếp giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc: Như cửa khẩu Thanh Thủy- Thiên Bảo và các cập của khẩu Xăm Phun- Nà Pô, cửa khẩu Phố Bảng… tạo điều kiện để các doanh nghiệp trao đổi, mua bán với nước bạn, từ đó tạo tiền để cho giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước được nâng lên, vừa kết hợp giao thương buôn bán, vừa thăm quan du lịch góp phần giữ vững an ninh biên giới.

  • Tác giả: Hương Miền Tây
  • ———————————
  • Liên hệ đặt tour và đặt vé:
  • Trung tâm TTXTDL Hà Giang
  • Số 200 Trần Phú, TP Hà Giang
  • Hotline: 1900561276
  • #discoverhagiang
  • #ubuk
  •