Du lịch Hà Giang không chỉ là về với chốn núi rừng tránh nắng, tránh sự xô bồ mà những chợ phiên Hà Giang rộn ràng náo nhiệt còn đưa du khách đến gần hơn với văn hóa, với phong tục tập quán bản địa.
1. Chợ tình Khâu Vai có gì hấp dẫn?
Chợ phiên Hà Giang nổi tiếng nhất phải nói đến chợ tình Khâu Vai (hay Khau Vai). Chợ tình Khâu Vai là phiên chợ nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà con trên toàn thế giới – là phiên chợ có một không hai. Đầu tiên phải nói rõ rằng: hàng tháng ở Hà Giang đều có một phiên họp chợ định kỳ để người dân trao đổi nông sản của nhà trồng được, trao đổi nông cụ – những đồ làm nông như cày, cuốc, xẻng… hay để bán gia súc chó lợn, bán đồ trang sức bằng bạc hoặc vải thổ cẩm. Nhưng, chợ tình Khâu Vai chỉ diễn ra đúng 1 lần trong năm: vào ngày 27/3 âm lịch. Sở dĩ phiên chợ này trở nên đặc biệt là bởi: từ tối ngày 26 đến hết ngày 27, nơi này tụ tập rất đông khách du lịch Hà Giang và cả người dân bản địa, tạo thành cảnh sắc nhộn nhịp rộn ràng không thể quên.
Do tình trạng người dân sống trong các buôn làng ở cách xa nhau, lại đi bộ chứ không có xe máy – nên chẳng mấy khi người dân bản địa Hmong, Tày… tụ tập đông. Thi thoảng trong chợ phiên Hà Giang này bạn sẽ thấy từng nhóm các cô bé dân tộc mặc váy áo sặc sỡ đội mũ đi với nhau thành nhóm để bán đồ lưu niệm, để đi học hoặc đi chơi với nhau. Người ta sẽ chỉ thấy người dân tộc tụ họp đông nhất trong các phiên chợ, và chợ tình Khâu Vai là nổi tiếng nhất. Theo truyền thuyết, ngày xưa có một chàng trai Ba, dân tộc Nùng, nhà ở Khâu Vai yêu một cô gái tên là Út, dân tộc Giáy. Tuy yêu nhau nhưng do gia đình chàng trai nghèo khó nên gia đình cô gái không đồng ý. Hai người bỏ trốn cùng nhau nhưng điều này lại dẫn đến việc 2 làng của 2 người giao chiến đánh nhau. Do đó cặp đôi phải chia tay nhau, nhưng họ cắt máu ăn thề rằng sẽ trở thành vợ chồng trong kiếp sau và rồi sẽ gặp nhau mỗi năm tại Khâu Vai – nơi cả 2 cùng sống lúc bỏ trốn. Từ đó mỗi năm ở Khâu Vai đều có chợ tình – là thời gian 2 người hẹn gặp mặt. Thậm chí sau này khi họ chết đi, người dân Hà Giang vì cảm động trước sự chung thủy của họ mà lập miếu Bà và miếu Ông để thờ cúng.
2. Chợ phiên Phố Cáo
Chợ phiên Phố Cáo chỉ là một trong các chợ phiên Hà Giang, cứ 6 ngày họp chợ 1 lần, không cố định vào ngày nào hay thứ mấy trong tuần cả. Cứ sau 6 ngày chợ phiên lại mở từ mờ sáng đến hết trưa. Quanh năm, chợ phiên đều chìm trong sương mù và tạo nên vẻ đẹp mờ ảo, nhưng lại trở nên nhộn nhịp và “rõ nét” qua mỗi lần họp chợ. Mỗi khi có người dân bản địa đến để gặp nhau, trao đổi hàng hóa và khách đi tour du lịch Hà Giang đến chơi thì nơi này như sáng bừng sức sống.
Dù rằng nông sản của người dân tộc Tày, Nùng, Hmong không phong phú và đặc sắc nhưng lại là thói quen của người dân nơi đây để trao đổi đồ ăn, đồ dùng cần thiết và cũng là dịp để các gia đình tụ họp giao lưu với nhau. Bởi mỗi ngôi nhà của người dân tộc lại cách nhau khá xa, không phải kiểu nhà sát vách giống như hàng xóm láng giềng của dân tộc Kinh chúng ta hay sống. Do đó người dân tộc ở Hà Giang không thể qua nhà nhau thường xuyên để nói chuyện và trao đổi với nhau, và cũng không có hợp tác xã, sân đình như mỗi làng quê chúng ta sống để các hộ gia đình nói chuyện. Chợ phiên Hà Giang là nơi duy nhất để các gia đình này gặp nhau.
3. Chợ phiên Mèo Vạc
Chợ phiên Hà Giang này họp ở ngay trung tâm thị trấn – ở gần sân vận động nên rất thuận tiện đi lại cho cả du khách lẫn người dân bản địa. Đây được xem là phiên chợ có quy mô lớn nhất vùng cao và được họp chợ từ tối thứ 7 cho đến chiều ngày chủ nhật. Du khách có thể ra chợ ăn đêm, ăn quà vặt và đi dạo chợ đêm, tận hưởng không khí náo nhiệt nơi đây. Khi mua đồ thổ cẩm, đồ ăn như rượu, bánh hay quà lưu niệm thì bạn nên trả giá, mặc cả để tránh bị mua đắt nhé. Đừng bỏ lỡ chợ phiên Mèo Vạc bởi khi đến đây, bạn sẽ thấy có rất nhiều du khách – đặc biệt là du khách quốc tế đến ăn uống, mua sắm và vui chơi đấy. Vậy thì du khách trong nước như chúng ta càng nên tham gia để cảm nhận không khí chợ phiên đặc sắc trên chính quê hương mình đúng không?
myhagiang.vn