Cùng với xu hướng phát triển của cả nước, dù là tỉnh miền núi song Hà Giang vẫn luôn xác định và tập trung thực hiện có nhiệu quả nhiệm vụ ứng dụng công nghệ số trong quản lý, phát triển kinh tế – xã hội. Mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh (ICT Index) ở mức khá so với các tỉnh/thành phố trên toàn quốc; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 80,53%; tỷ lệ xử lý hồ sơ điện tử đạt 66,38%. Tỷ lệ các cơ quan hành chính có trang/cống thông tin điện tử đạt 100%; tỷ lệ văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan đạt 100%; tỷ lệ ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có điểm cầu trực tuyến đạt 100%. Hình thành một số nền tảng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành hệ thống thông tin báo cáo, góp phần hình thành chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số. Kinh tế số bước đầu hình thành trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nông nghiệp, y tế, du lịch và dịch vụ với nhiều hình thức kinh doanh mới, dựa trên thương mại điện tử và logistics. Hầu hết cán bộ công chức, viên chức, doanh nghiệp và một bộ phận người dân có tài khoản thanh toán điện tử, chủ động tham gia kinh tế số, từng bước nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống. Hạ tầng xã hội số có bước phát triển: 100% các xã đã có cáp quang đến trung tâm; số trạm thu phát sóng (BTS) đạt 2.418 trạm (783 trạm 2G, 932 trạm 3G, 703 trạm 4G); tỷ lệ xã, phường, thị trấn có mạng Internet băng rộng đến khu vực trung tâm xã, khu vực tập trung đông dân cư đạt 100%; tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động đạt 98,6%; tỷ lệ điện thoại thông minh đạt khoảng 58,2%. Người dân đã chủ động tham gia vào các loại hình dịch vụ của xã hội số, tùng bước hình thành văn hóa số.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đối số của tỉnh còn một số hạn chế như: Việc xây dựng nền tảng chính quyền điện tử chậm hoàn thiện; một số ngành, lĩnh vực chưa chủ động tham gia chuyển đổi số; việc kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu giữa các cơ quan còn hạn chế; số lượng hồ sơ trực tuyến còn thấp; quản lý thông tin trên không gian mạng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.
Để tiếp tục phát huy những thành quả đạt được và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, ngày 29/10/2021 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 18 về chuyển số tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025. Tỉnh Hà Giang xác định, chuyển đổi số là giải pháp đột phá, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp và người dân nhằm thúc đấy phát triến kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển của tỉnh. Chuyển đổi số cần thực hiện trên cả ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, tập trung thúc đẩy thực hiện xây dựng chính quyền số để tạo đà và định hướng, dẫn dắt, quản lý, hỗ trợ kinh tế số và xã hội số phát triển. Chuyển đổi số gắn với phát triển đô thị thông minh và cải cách hành chính, đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và công bằng xã hội. Chuyển đổi số tạo ra giá trị tăng trưởng mới trong phát triển kinh tế – xã hội. Xây dựng xã hội số dựa trên các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh và chủ quyền số quốc gia, góp phần đưa Hà Giang trở thành tỉnh có kinh tế – xã hội phát triển khá trong khu vực trung du miền núi phía Bắc vào năm 2030. Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động của tỉnh, thay đổi mô hình khởi nghiệp kinh doanh trong chuỗi cung ứng toàn cầu hóa, góp phần đưa Hà Giang sớm thực hiện thắng lợi ba đột phá, năm nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra thông qua thúc đẩy chuyển đổi số. Ưu tiên phát triển chính quyền số, trọng tâm là phát triển và quản lý dữ liệu số.
Chương trình du lịch tour online tại điểm cầu Mã Pì Lèng
Mục tiêu đến năm 2025 là 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; chú trọng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến. 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, cấp huyện và 70% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý và ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi mật). 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế – xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; được tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống dùng chung của tỉnh và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. 80% cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số của tỉnh được kết nối, chia sẻ, phân tích, mở dữ liệu cung cấp và cải tiến các dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế – xã hội. 50% hoạt động kiếm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Phát triển hạ tầng mạng băng rộng phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã. 50% hàng hóa và dịch vụ được chứng nhận nhãn hiệu có mặt trên các sàn thương mại điện tử. 200 doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số. 70% nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, giao thông và tài nguyên du lịch được quản lý bằng công nghệ số; 50% tài liệu Thư viện tinh và 100% tài liệu, hiện vật tại Bảo tàng tỉnh được số hóa cơ sở dữ liệu; 25% sản phẩm du lịch được thực hiện bằng hình thức du lịch thực tế ảo…
Để đạt mục tiêu đó, Hà Giang đã và đang đề ra nhiều giải pháp đồng bộ như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đối số. Xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số; ưu tiên lực lượng cán bộ trẻ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên. Phát triển hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo an toàn an ninh thông tin. Xây dựng và phát triển chính quyền số; kinh tế số; xã hội số. Tổ c hức chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên và bảo đảm nguồn lực chuyển đổi số.
Ngày 11 tháng 1 năm 2022 tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định số 47 lấy ngày 28 tháng 8 hàng năm là ngày chuyển đổi số tỉnh Hà Giang. Đây là dịp để các địa phương tổ chức đánh giá tổng kết những kết quả trong việc thực hiện chuyển đổi số, đồng thời biểu dương khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Với sự quyết tâm chính trị và sự đồng hành của chính quyền các cấp tin tưởng rằng Hà Giang sẽ thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển đổi số góp phần thực hiện mục tiêu đưa Hà Giang trở thành tỉnh có kinh tế – xã hội phát triển khá trong khu vực trung du miền núi phía Bắc vào năm 2030./.
Nguyễn Hoài – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch