fbpx
Tin tức

Đồng Văn đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP, gắn với xây dựng nông thôn mới

Nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), trong trong giai đoạn 2018 đến 2020 huyện Đồng Văn đã xây dựng thành công 12 sản phẩm ocop. Bước sang năm 2021 huyện tiếp tục tham gia phân hạng đánh giá sản phẩm cấp tỉnh với 16 sản phẩm, nhằm xây dựng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với xây dựng nông thôn mới và phục vụ cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Để thực hiện tốt Chương trình OCOP, thời gian qua, huyện Đồng Văn đã triển khai đồng bộ đến các xã, thị trấn; đẩy mạnh thực hiện xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương như: Bò Vàng, Mật ong Bạc hà, Bánh Tam giác mạch, trái lê Đồng Văn…nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm và thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương. Trong giai đoạn 2018-2020, huyện Đồng Văn có 65 sản phẩm/15 chủ thể đăng ký tham gia OCOP. Trong đó, số lượng sản phẩm được chuẩn hóa, đánh giá phân hạng cấp huyện là 32 sản phẩm/8 chủ thể nằm trong nhóm đồ uống và nhóm vải may mặc. Đến nay, trên địa bàn huyện có 12 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP. Trong đó: 3 sản phẩm đạt 4 sao, 9 sản phẩm đạt 3 sao; có 4 sản phẩm đã thực hiện dán nhãn OCOP lên bao bì và tem nhãn.

Ông Hà Văn Tuyến – Phó phòng NN&PTNT huyện Đồng Văn

Phát huy thế mạnh sẵn có, năm 2021, huyện tiếp tục tổ chức rà soát các sản phẩm chủ lực, tiềm năng tham gia Chương trình OCOP. Theo đó huyện đã tổ hợp đồng với đơn vị tư vấn Ocop Bắc Nam thuộc Bộ Nông Nghiệp & PTNT Việt Nam, tổ chức hàng chục khóa đào tạo, tập huấn kiến thức cho 11 chủ thể, trên 7 xã tham gia, với 16 sản phẩm về chiến lược phát triển của sản phẩm. Bên cạnh đó, đẩy mạnh chương trình quảng bá các sản phẩm OCOP của địa phương tại các sự kiện văn hóa du lịch và thương mại trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, để thực hiện tốt Chương trình OCOP, huyện Đồng Văn còn tổ chức các hội nghị tư vấn nhằm hỗ trợ, các làng văn hóa du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị về nhiệm vụ của Chương trình gắn với các chương trình phát triển nông thôn mới.

Bà  Nguyễn Thị Thu Hà – Đơn vị tư vấn Ocop Bắc Nam, Bộ Nông Nghiệp

HTX Nông lâm nghiệp và dịch vụ tổng hợp Pó Mỷ, Tổ 2, thị trấn Đồng Văn là trong những HTX đăng ký sản phẩm mật ong Bạc Hà, được công nhận OCOP năm 2019. Từ khi được công nhận, sản phẩm được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm; nhờ đó, thị trường cũng dần được mở rộng. Hiện nay HTX tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đang ký sản phẩm mới đạt yêu cầu và tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021.

Chị  Lưu Thị Hoà – Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp và dịch vụ tổng hợp Pó Mỷ, huyện Đồng Văn

Qua 3 năm triển khai Chương trình OCOP không chỉ góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp mà còn góp phần nâng cao thương hiệu của các đặc sản địa phương. Từ đó, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; góp phần thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo và thực hiện xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn của huyện Đồng Văn về trước mắt cũng như lâu dài./

Thực hiện Triệu Nghị – Thiện Ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *