Nhằm giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dòng tộc, sáng ngày 08/09 dòng họ Thào, tại thôn Sính Lủng, xã Sính Lủng đã tổ chức Lễ hội cúng thần Rừng. Lễ cúng rừng của dòng họ Thào từ lâu đã trở thành hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc và được gìn giữ, bảo vệ từ bao đời nay.
Lễ cúng thần rừng cuả dòng họ Thào,tại thôn Sính Lủng thường được tổ chức vào ngày mùng 2 tháng 8 hàng năm âm lịch vì đồng bào cho rằng đó là ngày sạch nhất trong năm, trời linh thiêng các lễ vật sẽ được dâng lên các vị thần cây, thần rừng, người làm lễ thường là người có uy tín nhất trong dòng họ. Lễ cúng Thần rừng là lễ hội có từ lâu đời, tồn tại và phát triền cùng với nhiều thế hệ dòng họ, đây cũng là hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian gắn với đời sống của đồng bào dân tộc Mông. Nghi lễ được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong dòng họ, có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ giữ gìn rừng, không chặt phá rừng. Thông qua hoạt động này đồng bào dân tộc Mông mong muốn nhận được sự phù trợ từ thần rừng, trải qua thời gian dài, sinh hoạt dân gian này trở lên gần gũi, gắn bó với đời sống của đồng bào
Ông Thào Mí Lầu – PCT UBND xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn:
Đến ngày làm lễ mỗi gia đình mang một lễ vật tới nơi làm lễ cúng, lễ vật được bày biện trên một cái bàn 4 chân gồm có một con dê, một con gà, 3 miếng đậu phụ đặt trước ban thờ, tiếp đó con cháu mang con vật cúng dâng lên Thần Rừng. Những lời cầu khấn trong lễ cúng đều thể hiện sự thành kính của con cháu dòng họ Thào với thần rừng, mời các thần đến chứng kiến và phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và che chở cho con cháu trong dòng họ.
Ông Thào Chứ Pó – Thôn Sính Lủng, xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn
Dịch: Lễ cúng thần Rừng hàng năm là một buổi Lễ lớn hàng năm của dòng họ tôi, cứ vào ngày 2/8 âm lịch thì sẽ cúng. Theo các cụ từ xưa đến bây giờ, buổi cúng nhằm mong thần Rừng sẽ phù hộ cho bà con có màu màng tươi tốt, cúng cầu cho con cháu được sức khỏe và gia đình làm ăn phát đạt.
Lễ cúng rừng của dòng họ Thào mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mỗi khu rừng sau đó sẽ được người dân chăm sóc như báu vật của làng. Đây không chỉ là một nghi lễ độc đáo mà còn góp phần bảo vệ các giá trị vật chất, tinh thần trong cộng đồng làng bản, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
T/h: Việt Anh (huyện Đồng Văn)