fbpx
Đi đâu, Mua sắm và ẩm thực

Mùa mận máu chín ở Hoàng Su Phì

Huyện Hoàng Su Phì nằm ở phía tây của tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 100km, nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ mùa nước đổ hay màu vàng của mùa lúa chín, khám phá văn hóa, ẩm thực phong phú, độc đáo. Đặc biệt là vào thời điểm tháng 6 và tháng 7 này, đến với Hoàng Su Phì du khách sẽ được tham gia trải nghiệm thu hoạch mận máu cùng bà con bản địa và thưởng thức hương vị loại cây ăn quả đặc sản nổi tiếng này.

Cây mận máu bản địa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Mận Máu là giống mận bản địa, có độ thơm ngon đặc biệt so với mận Tam hoa, mận Hậu ở các địa phương khác. Mận Máu là tên do chính người dân bản địa đặt cho giống mận này do khi cắt quả có màu đỏ sậm, ngọt lịm, mổ ra có nước chảy ra đỏ như máu.

Quả mận chín mọng, to tròn đều.

Hiên nay, huyện Hoàng Su Phì có trên 500 ha mận Máu, sản lượng bình quân đạt từ 300 – 800 tấn/năm. Diện tích mận Máu tập trung ở các xã phía bắc như: Chiến Phố, Thàng Tín, Pố Lồ, Đản Ván, Thèn Chu Phìn.

Cây mận máu được trồng chủ yếu ở vùng núi cao, nơi có khí hậu mát mẻ và không khí trong lành. Thu hái và thưởng thức mận máu tại vườn không chỉ là cơ hội để bạn thưởng thức những trái mận tươi ngon khám phá và hiểu thêm về cây ăn quả địa phương.

Mận Máu Hoàng Su Phì khi chín có màu đỏ thẫm bắt mắt.

Khi đặt chân tới đây, du khách sẽ tự tay hái những trái mận đỏ tươi, căng mọng và thưởng thức hương vị tươi ngon ngay tại vườn, đồng thời được trải nghiệm, tìm hiệu các quy trình trồng, chăm sóc cây mận máu của người dân địa phương.

Hãy đến và trải nghiệm hành trình thu hái mận máu đầy thú vị, khám phá những nét đẹp văn hóa, thiên nhiên đặc sắc cùng người dân nơi đây, tận hưởng những giây phút thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên, khám phá những điều mới mẻ, độc đáo, lưu cho mình những bức ảnh đẹp.

  • Hoàng Tính
  • ———————————
  • Liên hệ đặt tour và đặt vé:
  • Trung tâm TTXTDL Hà Giang
  • Số 200 Trần Phú, TP Hà Giang
  • Hotline: 1900561276
  • #discoverhagiang
  • #ubuk