Trong những năm qua, huyện Đồng Văn đã triển khai gieo trồng cây hoa Tam giác mạch trên diện rộng đặc biệt là các xã có đông đảo du khách tham quan và djc tuyên QL 4C, tranh thủ thời tiết thuận lợi như hiện nay bà con nhân dân đã và đang tiến hành trồng cây Tam giác mạch nhằm thu hút đông đảo du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng.
Theo kế hoạch, năm nay huyện Đồng Văn tiếp tục trồng cây hoa Tam giác mạch vụ Thu – Đông với tổng diện tích là 250ha/ 19 xã, thị trấn, trong đó diện tích vùng trọng điểm là 74,6ha , diện tích nhân dân tự trồng: 175,43 ha/19 xã, thị trấn. Để đảm bảo cho khung thời vụ, việc trồng cây Tam giác mạch, huyện Đồng Văn đã chia ra làm 3 trà, trong đó: trà 1 diện tích 98,18 ha, Trà 2: diện tích 135,96 ha, Trà 3: diện tích 15,86 ha, bắt đầu trồng từ ngày 25/8, kết thúc ngày 15/10/2021. Trong đó tập trung trồng tại khu vực xã Sủng Là, Phố Cáo,… Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, đến thời điểm hiện tại phần lớn các xã, thị trấn đã hoàn tất hồ sơ đăng ký xác định vùng trồng trọng điểm và chuẩn bị giống, phân bón để tiến hành trồng. Để hoa tam giác mạch nở đúng dịp, UBND huyện và phân công nhiệm vụ cho các nghành chức năng liên quan xuống cơ sở để phối hợp tuyên truyền vận động, hướng dẫn bà con nhân dân cách trồng và tiến hành đăng ký trồng theo chỉ tiêu, kế hoạch.
Lãnh đạo xã Lũng Táo kiểm tra tiến độ trồng cây TGM tại khu vực trọng điểm của xã
Bên cạnh việc phục vụ du lịch cho du khách đến tham quan, chụp ảnh, hạt của cây Tam giác mạch còn được dùng để làm bánh và sản xuất kẹo. Ngoài ra, hạt của cây Tam giác mạch còn được xay nhỏ và trộn với bột ngô để nấu rượu và loại rượu nấu từ bột, Tam giác mạch đã trở thành đặc sản của vùng Cao nguyên đá.Vì vậy, cây hoa Tam giác mạch không chỉ tạo vẻ đẹp trong cảnh quan du lịch mà còn có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống của bà con nhân dân nơi vùng Cao Nguyên Đá.
T/h: Việt Anh (huyện Đồng Văn)