“ Bãi đá mặt trăng” – khu đá với cái tên độc đáo được đặt cho khu vực tại xã Xà Phìn. Bãi đá nằm ở độ cao 1.300-1.500m. Đó là hàng trăm nghìn những khối đá vôi triệu năm bị bào mòn tạo thành bãi đá lởm chởm, gai góc và sắc bén nằm chen chúc nhau tạo nên các hoang mạc đá trải dài đết hút tầm mắt. Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, khốc liệt nhiều người ngỡ như mình đã lạc đến Mặt trăng nên được gọi là bãi đá Mặt Trăng.
Ảnh: Sưu tầm
Theo lý giải của các nhà địa chất, “địa hình mặt trăng” được tạo nên bởi quá trình karst (ăn mòn đá vôi) trong hàng triệu năm. Điều kiện khí hậu khô lạnh ở độ cao trên 1500m với lượng mưa ít, độ bốc hơi lớn; chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, nhất là về mùa hè; băng giá, sương muối nhiều về mùa đông… là những yếu tố đẩy nhanh quá trình phong hóa vật lý (cơ học), khiến đá vôi nhanh chóng bị nứt nẻ, vỡ nhỏ rồi bị trôi lăn, đổ lở, bào mòn sườn và hạ thấp dần đỉnh, mở rộng dần các thung lũng, tạo nên cảnh quan hoang mạc đá với các khối karst hình nón cân hoặc tháp lệch hết sức độc đáo. Đáng nói là ở Việt Nam cảnh quan karst độc đáo “Địa hình mặt trăng” – “hoang mạc đá” mới chỉ thấy lần đầu trên Cao nguyên đá Đồng Văn.
Ảnh: Sưu tầm
Bởi thế, cao nguyên đá luôn tạo sự hấp dẫn không chỉ với giới khoa học địa chất mà còn với du khách, luôn làm cho người ta tò mò và khám phá
Thu Mai