fbpx
Tin tức

Thiêng liêng cột cờ Lũng Cú – Điểm cực Bắc của Tổ Quốc có gì thú vị?

Cột cờ Lũng Cú không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp hào hùng mà di tích này còn mang trong mình những ý nghĩa về lịch sử và địa lý vô cùng đặc biệt. Nếu từng có cơ hội ghé thăm hoặc tìm hiểu về Lũng Cú chắc hẳn bạn sẽ không khỏi bất ngờ về những vẻ đẹp mà nó mang lại.

Địa điểm

Lũng Cú nằm ở điểm cao nhất của lãnh thổ phía Bắc-Việt Nam

Cột cờ này là một trong những cột cờ quốc gia có vị trí quan trọng đối với lịch sử và địa lý nước nhà. Để có thể tham quan cột cờ Lũng Cú, bạn có thể tìm đến xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Do nằm ở đỉnh Lũng Cú, nơi đây đã được đặt theo tên địa danh. Đỉnh núi này còn được biết đến với tên gọi khác là đỉnh núi Rồng.

Nơi đây có độ cao khoảng hơn 1400m so với mực nước biển, là điểm cao nhất của cực bắc nước ta. Đài vọng cảnh này còn có ý nghĩa phong thủy quan trọng. Từ trên cao nhìn xuống, bạn có thể nhìn thấy 2 bên đường đi lên cột cờ có 2 ao nước quanh năm nước chảy không bao giờ cạn. Người ta gọi đó là mắt rồng để chấn giữ vùng biên giới quốc gia.

Lịch sử hình thành

Thiêng liêng cột cờ Lũng Cú – điểm cực bắc của Tổ quốc có lịch sử hình thành từ rất lâu đời. Di tích này trải qua nhiều lần trùng tu, xây dựng, sửa chữa để có được kiến trúc như ngày hôm nay. Lần cuối cột được xây dựng và khánh thành là vào ngày 25/ 09/ 2010.

Cột cờ được xây dựng lần đầu tiên là vào thời Lý Thường Kiệt. Khi đó, cột chỉ được dựng đơn sơ từ cây sa mộc. Mãi cho đến thời Pháp thuộc (năm 1887), nơi đây đã lần đầu tiên được tu sửa. Lũng Cú cũng đã trải qua một số lần trùng tu tiếp theo là vào năm 1992, 2000, 2002 và lần cuối cùng là vào năm 2010. Cột có chiều cao hơn 30m, dưới chân được xây theo hình bát giáp, là điểm cao nhất của miền Bắc nước ta.

Ý nghĩa về mặt địa lý

cột cờ lũng cú – Du lịch Sinh Cafe

Ý nghĩa của cột cờ Lũng Cú không chỉ nằm ở mặt lịch sử mà đây còn nơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với địa lý nước nhà. Địa danh này với chiều cao hơn 30m chính là điểm cao nhất của cực Bắc nước ta. Cột cờ nằm trên một điểm nhỏ thuộc biên giới của ta và nước láng giềng Trung Quốc. Đường lên Lũng Cú quanh co uốn lượn, được bao quanh bởi ruộng bậc thang trùng trùng điệp điệp vô cùng hùng vĩ, nơi có “hai con mắt rồng” phía dưới ngày đêm bảo vệ và trấn giữ biên cương.

Khi xây dựng, các kiến trúc sư đã thiết kế sao cho nơi đây có diện tích đúng bằng 54m2 để tượng trưng cho 54 dân tộc anh em Việt Nam. Cột cờ cũng chính là một trong những nơi gửi gắm niềm mong mỏi vào tinh thần đoàn kết xây dựng non sông của dân tộc Việt Nam ta.

Cột cờ ngày nay đã được trùng tu nhằm khẳng định vị thế và chủ quyền lãnh thổ. 2010 là năm mà nhà nước cũng như các doanh nghiệp đã đầu tư để xây dựng một Lũng Cú thật hoành tráng và ý nghĩa. Với tổng giá trị đầu tư lên đến 20,8 tỷ đồng, thiêng liêng cột cờ Lũng Cú – điểm cực bắc của Tổ quốc đã thể hiện đúng những điều mà nhân dân ta mong mỏi.

Trạm bảo vệ cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú - "Mỏm tột Bắc" - PYS Travel

Khi nói đến cột cờ Lũng Cú, ta không thể không nhắc đến trạm bảo vệ của cột cờ. Đồn biên phòng Lũng Cú nằm chân núi Rồng, có nhiệm vụ chính là bảo vệ cho đường biên giới của lãnh thổ quốc gia. Nơi đây cách cột cờ 330m.

Có rất nhiều bài giới thiệu về cột cờ Lũng Cú đã nhắc đến những giai thoại thú vị về nơi đây. Tiêu biểu là về câu chuyện chiếc trống đồng được đặt ở đây từ thời Tây Sơn. Tương truyền rằng, sau khi đại thắng quân xâm lược phía Bắc, vua Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống đồng rất to. Cứ mỗi canh giờ, tiếng trống lại được vang lên để khẳng định chủ quyền của dân tộc.

Lũng Cú có tên gọi khác trong tiếng H’mông là Long Cổ,  có nghĩa là trống của vua. Chính vì giai thoại này mà các kiến trúc sư đã đặc biệt thiết kế phù điêu trống đồng Đông Sơn dưới chân cột như để nhắc nhở về một thời hào hùng của đất nước.

Đồn biên phòng dưới chân Lũng Cú ngoài nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, các anh còn có nhiệm vụ bảo vệ cho lá cờ của tổ quốc. Theo thông lệ, lá cờ trên đỉnh sẽ được thay mới lâu nhất là 10 ngày/ lần. Điều này cũng do bởi nơi đây có địa thế cao, gió mạnh khiến lá cờ rất dễ bị hỏng.

Nên đến thăm cột cờ Lũng Cú vào mùa nào?

Mỗi mùa nơi đây lại mang trong mình một nét đẹp riêng. Hà Giang là mảnh đất của chè shan tuyết quý, của những đồi hoa tam giác mạch ngọt ngào của rượu ngô và hoa lê, tuyết trắng. Tuy nhiên trong 4 mùa, mùa đẹp nhất để tham quan Lũng Cú vẫn sẽ là mùa xuân. Đây là mùa của không khí mát mẻ trong lành rất thích hợp để du khách có thể tận hưởng được trọn vẹn không khí của mảnh đất cực bắc của Việt Nam.

Mùa xuân là thời gian thích hợp để tham quan Lũng Cú

Đây là một trong mà bạn không thể bỏ qua khi đến du lịch tham qua Hà Giang. Chắc chắn rằng nó sẽ là cuốn cẩm nang vô cùng hữu ích đồng hành cùng bạn trong suốt chuyến đi này!

Nguồn: Clickladi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *