fbpx
Tin tức, Đi đâu, Các huyện và thành phố

Voọc mũi hếch Hà Giang

Voọc mũi hếch là một trong 25 loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng cao nhất trên thế giới hiện nay. Chúng được xếp vào mức đe dọa “rất nguy cấp – CR” cả trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ IUCN (2013).

Voọc mũi hếch có tên khoa học là Rhinopithecus avunculus. Chúng có bộ lông mầu nâu đen. Lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt. Chúng không có mào lông trên đỉnh đầu. Vùng ngực, bụng, mặt trong chi trước và chi sau có mầu trắng mờ. Mảng lông trắng này kéo chùm ra phía bên ngoài khuỷu tay. Đuôi dài hơn thân, lông xù. Voọc con mới đẻ lông mầu vàng nhạt, khi lớn chuyển màu như voọc trưởng thành.

Voọc mũi hếch là loài đặc hữu hẹp, chỉ phân bố ở một số tỉnh thuộc Đông Bắc Việt Nam. Do sinh cảnh (rừng trên núi đá vôi) bị suy giảm và tác động mạnh, cùng với tình trạng săn bắn động vật hoang dã diễn ra liên tục trong nhiều năm qua nên loài này hiện chỉ còn ghi nhận được ở 5 khu vực khác nhau với tổng số không quá 200 – 250 cá thể. Trong đó, Khu bảo tồn Khau Ca( KBT Khau Ca) là nơi có quần thể voọc mũi hếch lớn nhất với khoảng 108-113 cá thể, chiếm gần 50% tổng số cá thể voọc mũi hếch hiện nay ở Việt Nam (Thông cáo báo chí của FFI ngày 10/12/2013). ,

Khu bảo tồn voọc mũi hếch Khau Ca là một trong 6 khu rừng đặc dụng của Hà Giang có diện tích trên 2.000 ha, nằm trên địa bàn các xã: Tùng Bá (huyện Vị Xuyên); xã Minh Sơn, Yên Định (huyện Bắc Mê) và xã Du Già (huyện Yên Minh). Đây là khu vực rừng đặc dụng, địa hình hiểm trở với vách núi dựng đứng, đường độc đạo nhưng lại có một vị trí vô cùng quan trọng trên phạm vi toàn cầu trong công tác bảo tồn voọc mũi hếch, một loài động vật nằm trong danh sách cần được bảo vệ khẩn cấp. Tuy nhiên, việc bảo tồn quần thể voọc mũi hếch ở đây đang là thử thách lớn do KBT Khau Ca có diện tích nhỏ và các áp lực, tác động đe dọa dến quần thể và sinh cảnh của Voọc mũi hếch  ở đây vẫn tồn tại ở mức cao .Trình độ nhận thức về pháp luật và tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học của người dân còn hạn chế. Các thói quen và tập quán canh tác của đồng bào như đốt nương làm rẫy, Săn bắt, khai thác khoáng sản…ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồn Voọc mũi hếch

Dự án bảo tồn voọc mũi hếch được triển khai dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã Quốc tế (FFI) giúp loài vật này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Từ đó đến nay, Tổ chức FFI đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiến hành các biện pháp bảo tồn như:  Tăng cường kiểm soát các hoạt động gây tác động xấu đến sinh cảnh và quần thể Voọc mũi hếch – Hoạt động săn bắt động vật hoang dã – Hoạt động khai thác gỗ – Hoạt động chăn thả gia súc tự do và canh tác nương rẫy – Hoạt động khai thác khoáng sản ; Bảo vệ nghiêm ngặt các sinh cảnh Voọc mũi hếch hiện còn ở KBT Khau Ca Sinh cảnh phù hợp cho hoạt động sống nói chung và hoạt động kiếm ăn nói riêng của Voọc mũi hếch ở KBT Khau Ca; Giám sát hoạt động kiếm ăn của Voọc mũi hếch và các cây thức ăn quan trọng của  Voọc mũi hếch ở KBT Khau Ca để kịp thời xử lý những hiện tượng bất lợi có thể xẩy ra ; Đẩy mạnh các chương trình bảo tồn loài Voọc mũi hếch – Nâng cao năng lực quản lý, giám sát, tăng cường thi hành luật nghiêm hơn và chế tài đủ sức răn đe đối với việc sở hữu trái phép những loài được bảo vệ, việc sử dụng súng săn cần được giám sát triệt để.;Đẩy mạnh công tác nghiên cứu KBT Khau Ca nơi có quần thể Voọc mũi hếch lớn nhất hiện nay, thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra các giải pháp bảo tồn phù hợp….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *