Đường lên Khuổi My giờ đây đã được đổ bê tông, tuy nhỏ hẹp và dốc nhưng cũng dễ đi.
Đường bê tông len lỏi tới từng ngõ nhỏ, mang đến cho thôn một dáng vẻ văn minh hiện đại
Trong thôn có cả điểm trường, tạo điều kiện cho các em nhỏ được học gần nhà
Hai chị em cõng nhau đi học
Khang trang, hiện đại, song thôn vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có của mình, êm đềm, xưa cũ với những ngôi nhà sàn lợp mái cọ dày phủ rêu phong
Những lớp rêu hình thành theo thời gian, dưới tác động của sương mù quanh năm bao phủ. Nhà càng lâu năm, rêu phủ càng dày, càng xanh, càng đẹp
Nhìn lớp rêu có thể đoán được tuổi của nhà. Ngày nay, nhiều ngôi nhà sàn mái rêu phong đã được thay thế bằng nhà mới mái tôn đỏ. Tuy nhiên, trong thôn vẫn còn khoảng một nửa là nhà sàn mái lá, tạo thành một điểm đến hấp dẫn riêng có của Hà Giang.
Trong những nếp nhà in dấu thời gian, các hộ người Dao vẫn gìn giữ những phong tục tập quán có từ hàng trăm năm trước
Những người phụ nữ giữ ấm cho căn nhà bằng bếp lửa
Họ thêu thùa khâu vá trong những lúc nông nhàn
Một chú mèo trong gia đình người Dao
Bếp lửa là nơi quây quần của cả gia đình, đặc biệt trong những ngày mùa đông lạnh giá
Tre nứa vẫn là thứ vật liệu gắn với cuộc sống của người dân nơi đây
Người Dao giữ tập quán làm nhà vào mùa xuân. Gỗ được tích lại để đợi ngày làm nhà mới
Dù cuộc sống hiện đại đã tác động đến nhiều nơi, nhưng tại Khuổi My, với sương mù níu chân, thời gian dường như ngừng lại.
Ngoài vẻ đẹp trong sương mù, Khuổi My còn đẹp vào các mùa nước đổ và lúa chín. Mùa nước đổ vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch. Mùa lúa chín khoảng trung tuần tháng 8, tháng 9. Những thửa ruộng bậc thang uốn lượn đẹp không kém gì Hoàng Su Phì hay Mù Cang Chải.
Ngoài Khuổi My, du khách còn có thể ghé thăm 2 thôn vùng cao lân cận là Nà Thác, Lùng Vài đều thuộc xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, trải nghiệm cuộc sống của bà con nơi đây và thưởng thức trà đặc sản của dãy núi Tây Côn Lĩnh.
Lương Anh, Ngọc Quỳnh/ Vietnam Journey