fbpx
Tin tức

Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Ban Tổ chức các ngày lễ lớn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thông tin, Lễ hội Khèn Mông lần thứ IX năm 2024 sẽ được tổ chức trong hai ngày, từ 19 – 20/4 tới đây.

Hoạt động nhằm thiết thực kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và Quốc tế lao động 01/5/2024.

Để tiếng khèn Mông vang xa

Theo thông tin từ Ban tổ chức các ngày lễ lớn, lễ hội Khèn Mông lần thứ IX được tổ chức nhằm phát huy tinh thần đoàn kết các dân tộc và góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện Đồng Văn.

Sự kiện cũng là hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và Quốc tế lao động (1/5/2024).Đồng thời, lễ hội là dịp quảng bá, giới thiệu hình ảnh, quê hương, conngười Đồng Văn, nét bản sắc văn hóa dân tộc, du lịch cảnh quan thiên nhiên Caonguyên đá và sản phẩm đặc trưng tạo dấu ấn tốt đẹp đối với nhân dân, bạn bè trongnước và quốc tế để thúc đẩy phát triển du lịch – dịch vụ.

Ông Nguyễn Văn Chinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho biết: Khèn là nhạc cụ lâu đời, không thể thiếu trong cuộc sống đồng bào Mông, được sử dụng thường xuyên trong đời sống văn hóa, tâm linh. Để bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, phát huy tinh thần đoàn kết, quảng bá, giới thiệu hình ảnh Đồng Văn, góp phần phát triển du lịch bền vững, huyện Đồng Văn đã tổ chức Lễ hội khèn Mông hàng năm. Lễ hội sẽ được tổ chức tại sân khấu Phố cổ Đồng Văn, với các hoạt động như: Chương trình nghệ thuật “Tiếng khèn trên mây”; Trình diễn trang phục dân tộc; Thi múa khèn; Tổ chức chợ phiên; Thi đấu các môn thể thao dân tộc; Thi dệt vải lanh; Thi xếp bờ rào đá và Trình diễn nghệ thuật diễu hành đường phố.

Công tác luyện tập cho lễ hội khèn mông tại các xã, thị trấn đang được diễn ra để chuẩn bị cho ngày khai mạc 19/4/2024.

Điểm nhấn văn hóa ấn tượng

Với nhiều hoạt động phong phú, nội dung đặc sắc, Lễ hội Khèn Mông lần thứ IX năm 2024  là điểm nhấn văn hóa, du lịch kỳ vọng sẽ tạo được nhiều dấu ấn, thu hút đông đảo du khách đến với Hà Giang.

Với chủ đề “Tiếng Khèn trên mây” Lễ hội Khèn mông lần thứ IX, năm 2024 được tổ chức với quy mô cấp huyện với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động hấp dẫn như: Các hoạt động tái hiện lại không gian văn hoá chợ Phố Cổ Đồng Văn, Hội thi khèn, thi chim hoạ mi, thi hoạt động sinh hoạt văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc. Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội năm nay còn diễn ra hoạt động Trình diễn nghệ thuật diễu hành đường phố và thi đấu các môn giải thể thao dân tộc để cho du khách trải nghiệm. Đặc biệt, chương trình lễ khai mạc với chương trình nghệ thuật với chủ đề “Tiếng khèn trên mây” sẽ được khai mạc vào 20h00 ngày 19/4 và  được phát trực tiếp trên các nền tảng số của Đài PTTH Hà Giang và các nền tảng mạng xã hội.

Thông qua lễ hội nhằm phát huy tinh thần đoàn kết các dân tộc và góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là để quảng bá, giới thiệu hình ảnh, quê hương, con người Đồng Văn, nét bản sắc Văn hóa dân tộc, du lịch cảnh quan thiên nhiên Cao nguyên đá và sản phẩm đặc trưng tạo dấu ấn tốt đẹp đối với nhân dân, bạn bè trong nước và quốc tế để thúc đẩy phát triển du lịch – dịch vụ.

Bên cạnh đó, du khách tham dự lễ hội khèn Mông sẽ được thưởng thức hội thi múa khèn, các điệu múa khèn cổ, của các xã thị trấn với những đoạn khèn như bài: Tìm Mặt trăng và Mặt trời hoặc bài Nguồn gốc cây Khèn, hay tham gia các trò chơi dân gian như đập bóng, đánh sảng, đánh yến, đẩy gậy, hát ống của dân tộc Mông

Lễ hội khèn Mông là dịp để cho các nghệ nhân khèn Mông đến từ các xã, thị trấn tham gia, qua đó từng bước khôi phục và gìn giữ, bảo tồn giá trị nét đẹp nhân văn của cây khèn Mông, khơi dậy loại hình nghệ thuật khèn Mông trong nghi lễ tín ngưỡng văn hóa truyền thống trong cộng đồng.

Đồng thời, là cầu nối gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm của các nghệ nhân khèn trên địa bàn toàn huyện. Là dịp để bà con nhân dân được tham gia lễ hội sau những ngày làm việc vất vả , được vui, chơi, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần tạo sự đoàn kết, góp phần trong công cuộc phát triển kinh tế xóa đói nghèo.

Để chuẩn bị cho lễ hội được tổ chức chu đáo ông Nguyễn Tiến Dũng, Bí thư huyện uỷ Đồng Văn đề nghị các đơn vị thi công và sửa chữa các hạng mục xây dựng đẩy nhanh tiến đô thực hiện, nhưng phải đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ các hạng mục đã được phê duyệt. Cấp uỷ, chính quyền địa phương chú trọng thực hiện khâu sắp xếp, bố trí các khu vực diễn ra các hoạt động Lễ hội phục vụ du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và các khu vực, trưng bày các gian hàng, sản phẩm nông nghiệp hợp lý, khoa học. Đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong vào sau lễ, qua đó, tạo điều kiện cho nhân dân tới tham quan, vui chơi, góp phần để lễ hội diễn ra thành công và an toàn.

Box: Khèn Mông được người dùng sử dụng như một loại nhạc cụ độc lập và sử dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt của người Mông trong những dịp lễ, Tết, đám cưới, đám ma bằng những bài thổi và múa khác nhau, kết hợp các điệu múa đơn, đôi và tập thể. Mỗi một hoạt động người thổi sẽ sử dụng những âm vực trầm bổng khác nhau phù hợp với từng hoàn cảnh.

Năm 2015, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3465/QĐ-BVHTTDL ngày 13. 10. 2015 công nhận nghệ thuật Khèn của người Mông là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Qua đó đã khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của cây khèn trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn, góp phần vinh danh di sản và trở thành sản phẩm du lịch của địa phương.

  • Thanh Thủy
  • ———————————
  • Liên hệ đặt tour và đặt vé:
  • Trung tâm TTXTDL Hà Giang
  • Số 200 Trần Phú, TP Hà Giang
  • Hotline: 1900561276
  • #discoverhagiang
  • #ubuk